Sài thành, đất lành

LTS: Tính đến năm 2024, doanh nhân Việt kiều Trần Văn Châu, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Paint & More đã có hơn 17 năm trở về đầu tư tại Sài Gòn-TP.HCM. Nhiều bạn bè là Việt kiều của ông cũng chọn Sài Gòn-TP.HCM là nơi quay về làm việc, đầu tư. Trong bài viết gửi tới KT&ĐS Xuân Giáp Thìn, ông chia sẻ lý do cho sự chọn lựa của bản thân và các bạn bè của ông cũng như dự định trong năm mới.

Trăn trở về di sản Sài Gòn

Sáng thứ hai đầu tuần, tôi lướt facebook như mọi ngày, tình cờ thấy thông tin buổi tọa đàm về Di sản Sài Gòn ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM. Về di sản, về Sài Gòn mà được tổ chức ngay tại một trong những di sản lớn của Sài Gòn thì còn gì bằng. Tham dự ngay và luôn!

Nhớ tết xưa ở Bàu Cát, Ngã tư Bảy Hiền

Cánh đồng Bàu Cát là ký ức một thời của người dân khu Tân Thành. Mấy chục năm đi xa xóm nhỏ, cánh đồng xưa giờ thành phố thị, tôi mới nghiệm ra rằng, đứa trẻ nào không có một cánh đồng để mùa mưa ra đó câu cá, hái rau, mò cua, bắt ốc; mùa nắng đá banh, thả diều, bắt dế… thì tuổi thơ sẽ nghèo nàn, không trọn vẹn.

Trà đá, đặc sản người miền Nam

Không phải tranh cãi về xuất xứ, cứ tìm trên mạng là có hàng ngàn trang viết về trà đá mà hầu hết đều liên quan đến người Hà Nội. Từ bán trà đá đến doanh nhân thành đạt; bán trà đá mà đi làm bằng xe ô tô; bán trà đá một vốn bốn lời và cũng vì vậy mà một đại biểu quốc hội nói rằng tỷ suất lợi nhuận của trà đá là lớn nhất.

Đón giao thừa ở Paris, nhớ giao thừa Sài Gòn

Có lẽ đến thời điểm này, đã có nhiều người trong chúng ta ít nhất một lần đón tết ở một đất nước không phải là Việt Nam. Không biết ai có tâm trạng giống tôi không, có lần ăn tết xa nhà và đã nghĩ “không đâu vui bằng tết ở nhà mình”. Nhà mình là mái ấm tôi ở, là cái xóm nhỏ cách chùa Vĩnh Nghiêm một cây cầu. Nhà mình là mảnh đất Sài Gòn - nơi mấy chị em tôi sinh ra và lớn lên.

"Dung Sài Gòn" và Sài Gòn của Dung

Nhiều người thuộc lứa tuổi “hoa niên” sống ở Sài Gòn trước 1975 chắc còn nhớ đến tên tuổi của cặp vợ chồng nhà báo - nhà văn Võ Hà Anh và Dung Sài Gòn. Ngày xuân, hai tác giả Dung Sài Gòn và Võ Hà Anh chia sẻ với bạn đọc KT&ĐS tại sao lại có bút danh Dung Sài Gòn và vài nét về “Sài Gòn của Dung”- Sài Gòn đã từng xuất hiện trong các tác phẩm của Dung Sài Gòn và Võ Hà Anh.

Mua chữ ở miền Nam

Có người hỏi tôi sao lại là mua chữ (?) Thường thì nói xin chữ ông đồ nghe cho thanh lịch. Thật ra, ở miền Nam không có tục xin chữ như ở miền Bắc mà là đi mua chữ ở các chợ tết từ thành đến chợ quê về treo. Đến với ông đồ, khách hàng trả giá từng tấm thư pháp lớn nhỏ, chất liệu mành tre, giấy bồi, khác với Hà Nội xin chữ và để lại tiền cám ơn.

Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh Nơi lưu giữ ký ức Sài Gòn

Nằm trong một toà nhà cổ hơn 100 năm tuổi, Bảo tàng TP.HCM là một kiến trúc đô thị cổ tuyệt đẹp, và là điểm đến thú vị cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử thành phố - thủ phủ của phương Nam.

Sài Gòn, cầm máy ảnh ra phố

Ở Sài Gòn, nếu một ngày bạn có thời gian, có cảm hứng, bạn đeo balô và cầm máy ảnh ra phố, bạn sẽ chụp gì? Câu trả lời là muôn hình vạn trạng, ai cũng có thể có câu trả lời của riêng mình, tùy sở thích, tùy thời tiết, tùy công việc đang làm và niềm cảm hứng đang có sẵn trong người.

Mơ về con đường bằng lăng

Mỗi người sống ở Sài Gòn, đến Sài Gòn, đều có thể chọn cho mình một con đường để nhớ, để hoài niệm khi có thể. Và chắc chắn hình ảnh của những hàng cây bên đường sẽ theo suốt cả một con đường ký ức.

Vui xuân với tiểu cảnh Gia đình Hổ

Thành phố rộn ràng không khí tết khi người dân ghé tham quan và chụp ảnh cụm tiểu cảnh xuân. Ai có dịp ghé ngang nơi đây đều không khỏi ngạc nhiên trầm trồ trước quang cảnh cụm đường xuân do gia chủ Ruby Villa thực hiện.

Lăng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt

Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764–1832) khi mới 16 tuổi, Ông đã theo Chúa Nguyễn (Nguyễn Ánh) và lập rất nhiều chiến công hiển hách, sau khi giang sơn thống nhất Chúa Nguyễn lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long và phong cho Ông chức Tả Quân.

Xây dựng TP.HCM đa trung tâm giảm ùn tắc giao thông

TP.HCM đến năm 2025 có 10 triệu dân và sẽ là thành phố cực lớn. Mô hình phát triển không gian đô thị của thành phố đang kết hợp giữa tập trung - đa cực, đa trung tâm (bao gồm cụm trung tâm hiện hữu và các trung tâm khu vực) với phân tán - đô thị vệ tinh (Tây Bắc Củ Chi) cùng với các đô thị đối trọng như: Đồng Nai, Nhơn Trạch, Thủ Dầu Một, Tân An, Bến Lức... ngoài ranh giới hành chính trong vùng đô thị TP.HCM với bán kính 50km, hình thành chùm đô thị.

Từ đường cái quan đến đại lộ

Theo cách hiểu thông thường thì đường là lối đi mà trên đó người, súc vật hoặc xe cộ có thể di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Đường cũng là tên gọi chung của đường mòn, ngõ, hẻm, đường làng, đường huyện, đường tỉnh, đường quốc lộ, đường cao tốc, đường thành phố... Tuy nhiên ngoài cách gọi như vậy, trong dân gian còn có cách gọi khác là đường cái, đó là con đường lớn, nếu không lớn sao gọi là “cái” được và còn có cả đường cái quan nữa, đó là đường cái lớn dành cho quan đi, đơn giản là vậy.

Câu chuyện “trên bến dưới thuyền”

Có thể nói thành phố ta đã có đủ tiền đề để phát huy giá trị đường sông, thực hiện hệ thống giao thông thủy xứng tầm với tiềm năng sông nước.

1 2 3 4 5 6