Nghề làm ông Táo ở làng Địa Linh, Huế

Lượt xem: 6189
2/2/2019 0:00 - Điểm đến
Tác giả: Kiến trúc & Đời sống - Trung Phan

Ở miền Trung đặc biệt là làng Địa Linh, Huế có nghề làm ông Táo từ đất sét lưu truyền tự bao đời nay. Và cho đến giờ, đây là ngôi làng cuối cùng làm nghề này còn tồn tại ở Huế.

 
 
Ông Táo (Táo Quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần bếp” chuyên cai quản việc bếp núc. Cứ đến 23 tháng chạp âm lịch mọi nhà sẽ bắt đầu đưa ông Táo về chầu Trời. 
Để chuần bị, từ tháng 5 âm lịch các hộ làm nghề đã mua đất sét ủ sẵn và làm dần. 
Sản xuất ông Táo phải trải qua nhiều công đoạn, từ việc nhồi đất sét và làm tơi, nhào nhuyễn loại bỏ các vật cứng để rồi đúc tượng, phơi nắng rồi đem nung… 
Có hai loại ông Táo, kiểu sơn màu trơn và loại vẽ thêm kim tuyến. Cho đến nay ở nơi này vẫn còn làm ông Táo 3 khía loại cũ trước đây vẫn thường làm, nhưng đã có nhiều mẫu mã mới. 
 
 

  

 

  

 
Nghề nặn tượng ông Táo là của cha ông truyền lại nên các gia đình ở đây cũng cố gắng duy trì để giữ nét văn hóa truyền thống không bị mai một
 
Theo TC Kiến Trúc & Đời Sống số 153